CLOSE
Add to Favotite List

    NXB THANH BÌNH

  • Trần Thủ Độ

    Trần Thủ Độ
    Trúc Khê
    THANH BÌNH xuất bản 1952

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 1

    Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm.
    Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện.

  • Về Miền Đất Hứa 1

    Về Miền Đất Hứa 1
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 37 VIEWS 32217

    Tháng mười một 1946
    Phi cơ nhấp nhổm trên phi đạo rồi ngừng lại trước tấm bảng lớn: CHYPRE HÂN HOAN CHÀO Đí“N QUÝ KHÁCH. Dán mặt vào cử­a sổ, Mark Parker nhậ­n thấy phí­a xa lởm chởm của ngọn Ngũ Chỉ, đỉnh cao nhất của dãy duyên hải miền Bắc. Một giờ nữa thôi, chàng sẽ vượt đưa tới Cyrénia. Tiến theo hành lang, chàng xiết lại nút cà-vạt, hạ tay áo sơ mi xuống và mặc áo vét-tông.
    “Chypre hân hoan đón chào quý vị” đúng rồi, đó là ở trong cuốn Othello [1] nhưng chàng không sao nhớ lại được phần sau của câu văn ấy.

  • Về Miền Đất Hứa 2

    Về Miền Đất Hứa 2
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 27156

    Việc thất bạl hoàn toàn của các nông trường đã tạo ra một tình trạng thê thảm. Mặc dù sự nhậ­p nội các người trẻ và lòng hăng hái gia tăng đáng kể, xứ này vẫn chưa ra khỏi được tình trạng điêu tàn mà hai em Rabinsky đã thấy cách đây hai mươi năm.
    Đã từ lâu rồi, Jossi cùng vài chiến hữu đã ý thức được cụ thể ra, không thể nào khai thác tốt các trại cá nhân được. Các khó khăn rất nhiều: vấn đề an ninh vấn đề dốt nát của người Do Thái trong địa hạt canh tác, và nhất là tình trạng của đất đai đã bị bỏ hoang từ thế kỷ.
    Hiển nhiên vấn đề bây giờ phải làm sao thoát ra được tình trạng hỗn loạn ấy: nghĩa là phải thành lậ­p các làng mà dân đinh tự mình canh tác lấy, lậ­p chế độ trồng tỉa đa loại để có thể tự túc về thực phẩm, và đủ khả năng bảo vệ chí­nh mình bằng các phương tiện cố hữu. Hậ­u quả là tổ chức phục quốc Do Thái phải là sở hữu chủ của tất cả đất đai, và chỉ cho phép lậ­p nghiệp những ai cam kết sẽ tự mình canh tác lấy, vậ­y không được mướn nhân công Do Thái hay Ả Rậ­p.

TO TOP
SEARCH