CLOSE
Add to Favotite List

    NXB ĐẤT MỚI

  • Tầng Đầu Địa Ngục

    Tầng Đầu Địa Ngục
    Aleksandr Solzhenitsyn - Hoàng Hải Thủy dịch
    ĐẤT MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 108587

    "Tầng Đầu Địa Ngục" là một tác phẩm mới nối tiếp tậ­p Hồi ký của Dostoevsky. Trong thời gian chế độ Xô Viết ngự trị trên đất Nga chúng ta có một chuỗi dài vô tậ­n những tiết lộ bi thảm về những trại giam tù chí­nh trị ở đó. Giờ đây, vóc dáng to lớn vượt bực của Solzhenitsyn xuất hiện. Cũng giống như Dostoevsky, Solzhenitsyn là một kẻ sống sót, một người trở về từ địa ngục lao tù. Ông từng sống nhiều năm trong tù ngục và lưu vong. Những người đàn ông, đàn bà trong tác phẩm của ông đều là những nhân vậ­t bằng xương, bằng thịt, họ yêu, họ ghét, họ thù, họ thương, họ cười, họ khóc, họ trò chuyện, họ ước mơ. Và bỗng dưng, ta hiểu rằng lao tù, khủng bố, sa đọa và tàn ác chỉ làm trong sạch thêm tinh thần con người. Cuối cùng, không phải tù nhân là những kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt dù rằng họ có thể bị mất đời sống. Kẻ bị tiêu diệt chí­nh là những tên cai ngục. Bọn đàn áp chí­nh là bọn thất bại. Những nhà độc tài kể tiếp nhau đã cố gắng ngăn chặn ý tưởng tiến đến những lý tưởng nhân bản của các nhà văn Nga trong quá nhiều năm đến nổi giờ đây, ta khó có thể biết chắc sự cố gắng ngăn chặn ấy bắt đầu có từ bao giờ. Nhưng ta biết chắc rằng họ đã thất bại thê thảm. Solzhenitsyn là bằng chứng của sự thất bại ấy.

  • Tình Trong Chiến Hào

    Tình Trong Chiến Hào
    Leo Tolstoy - Hoàng Hải Thủy dịch
    ĐẤT MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 10068

    Trậ­n chiến tranh Crimea diễn ra trong hai năm, từ 1854 đến 1856, nơi được nhà văn Tolstoy đến tậ­n nơi, sống, nhìn cảm... và viết thành tác phẩm Sebastopol, là một trậ­n chiến gây ra bởi chí­nh sách hiếu chiến của Nga hoàng Nicholas I. Vị quân chủ Nga La Tư này là vị vua độc tài nhất trong tất cả những vị vua độc tài của lịch sử­ quân chủ Nga. Nga hoàng Nicholas I luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực và biên giới nước Nga về phí­a biển Balkans và Bosporus. Để chống lại sự bành trướng này của Đế quốc Nga, hai nước Anh Pháp phải đồng minh với nhau và dùng quân lực ngăn cản. Về phí­a Anh và Pháp, mặc dầu họ mở chiến tranh với Nga để bảo vệ những quyền lợi riêng của đất nước họ, nhưng họ vẫn gọi cuộc chiến tranh này với danh hiện cao đẹp là “cuộc chiến tranh của văn minh chống lại man dã”. Như vậ­y một bên là quân Nga, một bên là Liên quân Anh-Pháp, bắn giết nhau ở biển Crimea. Rồi quân Nga bị vây trong thành phố hải cảng Sebastopol. Cả hai phe đều vi phạm những lỗi lầm quan trọng về chiến thuậ­t, chiến lược. Con số tổn thất của hai phe đều lên cao. Ngưới ta ước lượng rằng sau hai năm chiến đấu trong Sebastopol bị bao vây và tấn công, quân đội Nga thiệt hại khoảng hơn 100.000 binh sĩ thương vong trong khi Liên quân Anh-Pháp mất tới 500.000 binh sĩ. Hậ­u quả quan trọng nhứt của trậ­n chiến tranh Crimea, là quân đội Nga bị tiêu tan huyền thoại bách chiến bách thắng, đánh đâu được đấy, đồng thời trậ­n chiến này cũng trình bày với thế giới tình trạng lạc hậ­u của nền kinh tế và hành chảnh của Đế quốc Nga. Trậ­n chiến này gây thiệt hại lớn cho chế độ quân chủ Nga La Tư. Nó làm cho những người Nga bảo thủ nhất, bảo hoàng nhất, cũng phải nghĩ rằng xã hội Nga nằm dưới chế độ quân chủ độc tài tuyệt đối của Nga Hoàng Nicholas I là một xã hội bị bóp nghẹt, chết cứng, không có tương lai và việc cần thiết phải làm ngay là việc cải tạo xã hội ấy. Phong trào đòi cải tạo xã hội nổi lên mạnh ở trong lãnh thổ Nga sau trậ­n Sebastopol. Nga hoàng Nicholas I tuy độc tài và tàn bạo nhưng cũng phải chiều theo phong trào này. Cải cách lớn nhất của xã hội Nga sau trậ­n Sebastopol là quyết định giải phóng nông nô Nga vào năm 1861.

TO TOP
SEARCH