-
100 Năm Thế Lữ
Truyện Kịch Thơ
Hà Đình Cẩn
CHAPTERS 14 VIEWS 2060
Thế Lữ là người mở đầu, người "sáng lập" nên phong trào "thơ mới". Thời 1930 - 1945, thơ mới xuất hiện là một bước ngoặt trong lịch sử thơ ca Việt Nam, đáp ứng một đòi hỏi cấp bách khi mà lối thơ cũ từ lâu đã đi vào sáo mòn, già cỗi, không còn sức sống.
Tản Đà, người đại diện xuất sắc cuối cùng của nền thơ cũ, lúc bấy giờ không còn làm thơ nữa, không phải vì tài năng đã khô cạn, mà vì những thay đổi trong xã hội và trong tâm tư con người đòi hỏi phải có những thay đổi trong văn thơ. Ở Tản Đà chỉ mới là mầm mống, là báo hiệu thì với Thế Lữ đã trở thành thúc bách không cưỡng lại nổi. Bao nhiêu nỗi niềm khát khao, rung động của một lốp người mới, trước hết thuộc tầng lớp tiểu tư sản thành thị, chờ được thể hiện, được nói lên, mà khuôn khổ và ngôn ngữ của các khổ thơ bát cú, tứ tuyệt không ăn nhập, không chứa đựng nổi. -
Bà Lớn Về Thăm
Truyện Dịch Truyện Kịch
Friedrich Dürrenmatt - Phạm Thị Hoài dịch
CHAPTERS 3 VIEWS 2784
Nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn và họa sĩ Thụy Sĩ Friedrich Dí¼rrenmatt, là một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất nửa cuối thế kỉ 20. Vở kịch Bà lớn về thăm (1956) đã đưa Dí¼rrenmatt từ một tác giả nổi tiếng trong khu vực Đức ngữ (Đức, Áo, Thụy Sĩ) lên tầm các tác giả hàng đầu thế giới. Từ đó đến nay, nó được diễn hàng ngàn lần ở 50 quốc gia và nhiều lần dựng phim, trong đó The Visit của đạo diễn Bernhard Wicki với Ingrid Bergmann và Anthony Quinn (1971) được coi là thành công nhất. Toàn tập tác phẩm của ông do Arche và Diogenes xuất bản năm 1980 gồm 29 tập.
-
Chim Hải Âu
Truyện Dịch Truyện Kịch
Anton Chekhov
CHAPTERS 4 VIEWS 3760
Vở kịch "Chim hải âu" có thể coi như một bản tuyên ngôn của trường phái kịch Chekhov về quan niệm cũng như hình thái nghệ thuật sân khấu. Nina Zaretrnaia, một cô gái xinh đẹp trong trắng như con chim hải âu, bước vào đời với tấm lòng khao khát tình yêu và nghệ thuật. Cô đả ruồng bỏ mối tình chân thực của T'replen để mù quáng đi theo tiếng gọi quyến rũ của T'rigorin, đi theo cái hư vinh trong nghệ thuật. Cô đã bị phụ bạc tàn nhẫn nhưng vẫn thủy chung, tuy sa chân lỡ bước nhưng cuối cùng đã đạt được mục đích, giữ được lòng tin và hé nhìn thấy chân lý...
-
Cóc Tía
Truyện Kịch Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1940VIEWS 476
Cí“C TÍA — Nói lảm nhảm gì thế, chị Ong ?
ONG — Chào anh, em đương bực mình đây.
Cí“C TÍA — Bực mình về nỗi gì thế ?
ONG — Bực mình nhiều nỗi. Truớc hết bực mình vè nỗi chị Ve chị ấy hát điếc tai nhức óc không làm việc được. Bảo chị ấy im đi, chị ấy lại giở lý sự cùn. Kế đến bực mình về anh Kiến...
Cí“C TÍA — À, chị đã nói giúp vói anh Kiến hộ tôi cái công việc tôi nhờ chưa ?
ONG — Chính em bực mình về câu chuyẹn ấy.
Cí“C TÍA — Nghĩa là anh ấy không theo ta, chứ gì !
ONG - Có thế.
Cí“C TÍA — Cái đó không cần ! Quý hồ có chị là đủ rồi.
ONG — Em chân yếu tay mềm thì giúp anh được việc gì ?
Cí“C TÍA - Chị có cái tài châm chích, đủ khiến Trời kinh hoảng... -
Đạo Sĩ
Truyện Kịch Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
ĐỜI NAY xuất bản 1944VIEWS 520
Có lẽ các em không tin rằng động vật và thực vật biết nói, dù ở đơi thái cổ đi nữa. Nhưng chăc các em cũng công nhận ràng nếu chúng nói thì chúng sẽ nói như nhữnq vai trò trong vở kịch này. Thế là đủ rồi. Các em nghĩ sao thì chúng sẽ nói như ý nghĩ của các em.
Các em nghĩ ? Các em có thể nghĩ như soạn giả không ? Hẳn có người ngờ rằng những tư tưởng hơi nhiễm triết lý trong kịch, cao quá sức suy nghĩ của các em. Soạn giả lại không ngờ như thế. Soạn giả cho rằng sinh ra đời, là các em bắt đầu sống ngay trong một thế giới đầy bí mật. Ca'c em phải luôn luôn tự hỏi tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia. Các em triết lý đấỵ. Các em đều là những nhà triết lý cả. Rồi đần dần lớn lên, các em đi từ sự huyền bí này đến sự huyền bí khác : thế giới tri giác càng mở rộng, sự tò mò của các
em càng mênh mông, và các em cáng thấy mình muốn, càng thấy mình cần hiểu biết: nhưng, than ôi Ị lòng muốn không bờ mà hiểu biết thì có hạn. -
Đồng Bệnh
Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 3 VIEWS 7060
Hương : Me cứ nói thế chứ...
Bà Thông Đán (vội ngắt lời) : Chứ sao? không phải là me khoe con me đâu (mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rễ thì cũng đến cử-nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là cùng chứ gì !
Hương (đứng dậy mỉm cười vui vẻ): Là cùng ! Me bảo là cùng à ? Người ta đi Pháp về chán vạn ra kia kìa, mà người ta lại tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ... -
Giao Thừa
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Vũ Khắc Khoan
VIEWS 2016
Ngoại ô Hà nội 1950.
Một căn buồng ngăn đôi bằng tấm liếp gỗ, trong mỗi ngăn sống gọn một gia đình. Tấm liếp thấp và mõng mãnh quá, làm cuộc sống ở đây trở nên phức tạp như cuộc sống nơi biên giởi : nhiều khi không định ý mà thành tò mò, vô tình mà chịu ảnh hưởng.
Kịch xẩy ra trong một ngăn mà đồ đạc và cách bài-trí - nghèo nhưng không bẩn, đơn sơ ma bề bộn - vạch rõ cái khung cảnh một tiểu gia đình lao động tri thức kiếm ăn ở ngoại ô thành Hà nội. Ngăn bên cạnh là gia đình một người thợ mộc : tiếng búa đóng đinh, tiếng tràng, tiếng đục, tiếng cưa xẻ gỗ thỉnh thoảng dội sang. -
Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia
Truyện Dịch Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến
Victor Hugo - Vũ Trọng Phụng dịch
CHAPTERS 3 VIEWS 618
Lucrèce Borgia mà «Dịch Thuật Tùng Thư» xuất bản bằng cái nhan đề Giết Mẹ, là một vở kịch lãng mạn của Victor Hugo. Bản kịch ấy là một bản kịch mà quốc dân ta có thể cho là dễ hiểu nhất, trong tất cả những kịch của nhà đại văn hào ấy.
Ai đã dọc chuyện «Những Kẻ Khốn Nạn» do ông Nguyễn văn Vĩnh dịch thì đã đủ hiểu cái tài văn chương quán thế của Victor Hugo như thế nào rồi, chúng tối không cần giới thiệu kỹ.
Chỉ biết rằng ít lâu nay quốc dân ta xem ra cũng đã chú ý về kịch trường. Điều đáng phàn nàn là những vở tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ, tân kịch của ta đều không soạn theo một khuôn phép nào cả, có thể bảo là không có giá trị gì về mỹ thuật, mặc lòng đã có những bản kịch do «Âu Tây tư tưởng» đã xuất bản.
Quốc dân ta cũng đã hơi hiểu thế nào là một vở kịch cổ điển. Nay ta cần hiểu rõ thế nào là một vở kịch lãng mạn.
Cũng vì muốn cho công chúng am hiểu những điều tinh túy của kịch giới phương Tây thì kỷ nghệ đóng kịch (trong đó phải kể cả tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ) của nước nhà mới phải theo với công chúng mà tiến bộ, chúng tôi xuất bản, bản dịch vở Lucrèce Borgia. -
Không Một Tiếng Vang
Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Trọng Phụng
CHAPTERS 3 VIEWS 728
Màn mở, bệnh nhân đang nằm đấp chiếu trên 1 cái chõng tre. Đống chiếu, theo cơn đau của người nằm trõng, cũng quằn quại rung động. Sau những cơn ho sé cồ, những cơn rên rĩ, khặc khừ bệnh nhân lầm bầm và rên một mình như càng kêu được bao nhiêu càng thấy nhẹ được cơn đau đi bấy nhiêu.
« Giời đất ơi ... ửi giời ơi . . . Chết . . Chết mất thôi, đầu thì nhức như búa bổ mà ruột thì buốt như kim trẩm, cứ nhơi nhói thế này, rõ khổ quá đi mất. Thuốc men đã chẳng có, người săn sóc cũng lại không ai. Có hai đứa con thì bỏ mặc bố một mình nằm đây đi mất hút, chưa biết bao giờ mới về, khốn nạn ! Nhưng nào có phải nó hất hủi, chẳng săn sóc mình đâu ? ! Ở nhà cả thì lấy gì mà ăn cho được ? Khổ đến thế này. Giời nào có thấu cho không ? ! . ." -
Khúc Tiêu Ai Oán
Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 4 VIEWS 2347
Tập truyện kịch "Khúc Tiêu Ai Oán" là tác phẩm văn chương cuối cùng của nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn.
Có thể nói từ năm 1943 và sau ngày Cách Mạng Mùa Thu 1945, Khái Hưng đã thay đổi hẳn ngòi viết: nhà văn đã nhìn thẳng vào thực trạng xã hội Việt Nam đang chuyển mình để góp công, góp sức vào cuộc cách mạng Văn hóa Dân tộc,
Chính truyện dài "Xiềng Xích", mặc dầu chỉ được xuất hiện trên mấy kỳ báo Ngày Nay cũng đã đủ nói lên cái dường hướng Khái Hưng muốn theo. Và chính Khái Hưng đã là một nhà văn, nhà báo cách mạng thực thụ, khi ông một mình đảm đương cùng lúc hai trọng trách : Chủ bút tờ nhật báo Việt Nam và tờ tuần báo Chính Nghĩa, cơ quan tranh đấu của VNQDĐ, trong những năm 1945-1946 tại Hà Nội. -
Kịch Bản Phim Truyện
Truyện Kịch
Võ Thị Hảo
CHAPTERS 4 VIEWS 278
Võ Thị Hảo là tác giả nổi tiếng những năm gần đây với những tập truyện ngắn, tiểu thuyết độc đáo đậm tính nhân văn. Năm 1999, chị viết một loạt bài báo về điện ảnh Việt Nam. Phải thừa nhận rằng nhận định của chị về những vấn đền cốt lõi của điện ảnh Việt Nam khi đó như kịch bản, đạo diễn, diển viên, đầu tư, xả hội hoá điện ảnh... là cụ thể, xác thực. Và ở mỗi vấn đề nêu ra tác giả đều có những kiến giải thuyết phục. Những vấn đề mà cho đến nay điện ảnh Việt Nam vẩn còn phải đối mặt và đang dần từng bước tháo gỡ. Nhưng nhiều anh em trong ngành điện ảnh đọc những bài báo lúc đó có chung nhận xét: Nói đúng. Nhưng nói thì dễ. Làm thì khó!
Và thật bất ngờ, Vỏ Thị Hảo không chỉ nói về điện ảnh với một thái độ thẳng thắn, đầy trách nhiệm, mà chị còn làm. Chúng ta đang có được tập kịch bản này trên tay. -
Kịch Thơ của Vũ Hoàng Chương
Truyện Kịch Thơ Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Hoàng Chương
CHAPTERS 3 VIEWS 730
Khuê phòng của My Nương.
Bên trong cùng sân khấu là mội chiếc cửa sổ lớn chấn song hoa, để lộ cảnh ngoài lầu : hoàng hôn, mặt trời chỉ còn để lại chút dư quanq hồng phớt, mặt trăng cũng bắt đầu lên một con sông mờ uốn theo dãy núi xanh đậm phía châ'n trời.
Mỵ Nương ngủ trên phượng tẩm kê góc phải, ngoài cùng sân khấu.
Tiếng hát nổi lên, từ bên sông chiều... -
Mổ Nhà Văn
Truyện Kịch
Nguyễn Huy Thiệp
CHAPTERS 9 VIEWS 12909
Mổ Nhà Văn lấy bối cảnh ở Việt Nam, những năm chúng ta đang sống.
Cuộc sống là tươi đẹp, dù cho thế nào đi nữa.
Hãy yêu cuộc sống.
Văn học đang tiến về phía trước và nền dân chủ ở Việt Nam cũng đang tiến về phía trước. -
Ngộ Nhận
Truyện Kịch
Vũ Khắc Khoan
CHAPTERS 4 VIEWS 1916
Kịch xảy ra ở trên trời, đôi khi giữa trời và đất, nghĩa là giữa thiên đình và hạ giới. Không có thời gian (nhưng ở hạ giới là mùng bảy tháng bảy âm lịch). Đàn quạ xuất hiện. Vũ khúc Quạ bắt đầu và tiếp diễn cho đến khi khán giả cảm thấy khó chịu. Trùm Quạ
dừng lại. -
Người Kéo Màn
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Nhật Tiến
HUYỀN TRÂN xuất bản 1962VIEWS 4256
Thời gian vào lúc xẩm tối. Con đường nhựa từ trung tâm thành phố dẫn đến nhà hát Trung Ương chạy qua những khu thương mại sầm uất rực rỡ ánh đèn và náo nhiệt người qua lại. Xe cộ chạy trên hai chiều nhộn nhịp. Những tà áo mầu phấp phới trong gió mát trên hè phố. Nhiều nhóm người đang rải rác đi về phía rạp hát. Có đôi vừa đi vừa ngả đầu vào nhau thủ thỉ. Có đôi dừng lại hôn nhau trong một góc tối. Tình yêu. Thanh bình . Thế thì phải chăng dĩ nhiên là có hạnh phúc ?
Rạp hát Trung Ương sừng sững chắn ngang ở cuối con đường huyết mạch. Đèn ở đây rọi chói lòa cả một khu vực rộng rãi bao la. Trên những bậc thềm đá từ hè đường dẫn tới cửa rạp, đã thấy xuất hiện nhiều hàng quà bánh xen lẫn với đám khán giả tới sớm tụ tập lố nhố. Bên cánh trái của cửa rạp hát, một tấm bảng quảng cáo rực rỡ nhiều mầu , trên vẽ một tấm màn nhung đã được kéo lên, chính giữa có một hàng chữ cực lớn, viết bằng những nét tài hoa, bay bướm:
Ban Kịch ÁNH SÁNG
lần đầu tiên long trọng trình diễn :
NGƯỜI KÉO MÀN -
Nhà Ôsin
Truyện Kịch Tập Truyện
Nguyễn Huy Thiệp
CHAPTERS 3 VIEWS 7131
Gồm nội dung các vở kịch:
* Đến bến bờ bên kia
* Nhà Ôsin
* Còn lại tình yêu
Lần đầu tiên các kịch bản lại được tập hợp thành một quyển sách...mới lạ, thú vị trong cách cảm nhận mới.
-
Những Người Không Chịu Chết
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Vũ Khắc Khoan
AN TIÊM xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 3292
Một góc ngã tư sầm uất đô thành. Một cửa hàng lớn — một loại siêu thị, một loại chạp phô cỡ thượng lưu — gồm nhiều tầng lầu, mỗi tầng chia ra nhiều răn nối liền bởi những hành lang ngoắt ngoéo, mỗi căn hán một thứ hàng, đủ loại, đủ kiểu, đủ cở : kimono xứ Phù-Tang, lễ phục đen xẫm buổi chiều Âu-châu, váy kẻ ô vuông sặc sỡ miền Ecosse, rượu cidre vùng Normandie, rượu nho cổ chai vươn cao ba ngăn vùng Alsace, mai-quế-lộ, sử-quốc-công Trung-Hoa, thịt heo ướp khô tỉnh Vân-nam, trứng cá Nga-la-tư, phòng khách Louis thập ngà, sập gụ tủ chè Việt-Nam, tranh đời Tống, đồ sứ men xanh biếc đời Thanh, trống đồng Đông-sơn, đồ thép Anh-quốc, đồ hộp, bếp điện, máy vô tuyến truyền hình: thượng vàng hạ cám.
-
Những Người Trung Thực
Truyện Dịch Truyện Kịch GT Nobel Văn Học
Albert Camus
CHAPTERS 5 VIEWS 11401
Bi kịch năm hồi
Kịch Những người trung thực được trình diễn lần đầu tiên ngày 15 tháng Chạp năm 1949, trên sân khấu hi viện Hébertot (giám đốc Jacques Hébertot) dưới quyền đạo diễn của Paul Ettly, trang trí và y phục của de Rosnay. -
Những Ruồi
Truyện Dịch Truyện Kịch GT Nobel Văn Học
Jean-Paul Sartre
CHAPTERS 3 VIEWS 1534
Kịch phẩm «Những ruồi» được cảm hứng từ một thiên thần thoại Hy-lạp. Agamemnon, con của Atrée, sau cuộc hải hành chinh phạt thành Troie, trở về Argos trong khúc ca khải thắng. Song Thần chết đang chờ sẳn người với vòng hoa vinh hiển : hoàng hậu Clytemnestre đã âm mưu cùng tình nhân bà là Égisthe để hạ sát Agamemnon trong một buồn tắm, khi ông này không áo giáp hộ thân và khi giới tự vệ. Hai người con của Agamemnon và Clytemnestre chia xẻ hai số phận khác nhau : người chị, Électre, được giữ lại làm nữ tỳ, và người em trai, Oreste, được giao phó vào tay những kẻ giết mướn, nhưng may được toàn tính mạng, và sau những năm trường phiêu bạt, chàng quay trở về Argos phục hận cho cha...
-
Quyển Sách Ước
Truyện Kịch Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Khái Hưng
VIEWS 6700
Ngày xưa có một anh học trò sáng nào, cũng cắp sách đi học, qua thửa ruộng lúa chín của một ông trưởng giả. Một hôm nghe thấy tiếng người con gái chào : "chào thầy khóa đi học ạ". Anh học trò nhìn chẳng thấy ai, liền cất tiếrig hỏi : "Ai chào tôi thế ?". Con cóc trả lời, vì người chào anh học trò là con cóc : "Em đây anh ạ". Rồi con cóc ở trong mộng lúa chui ra.
-
Sân Khấu
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Dương Kiền
VĂN HỌC xuất bản 1964CHAPTERS 3 VIEWS 2732
Hà nội 1955 là trung tâm của những biến chuyển lịch sử cũng như chuyển biến trong nội tâm mỗi người. Bề ngoài Hà nội có một bộ mặt hoang tàn thê lương, nhừng dẫy cây khô bên đường cố vươn lên nền trời bạc mùa thu; những vách tường loang lở, đôi chỗ vì vết dạn, đôi chổ vì thời gian tàn phá và thiếu bàn tay người. Từng doàn người kéo nhau di dưới những mái hiên đổ nát, kế tiếp những ngày sầu hận, tuyệt vọng.
Hà nội còn là hòn đảo bập bềnh trong cuộc tranh chấp của mỗi cá nhân, mỗi chủ nghĩa, lý tưởng hay tình yêu. Nhân tính hầu như hoàn toàn bị hy sinh cho mỗi cứu cánh của mỗi ranh giới. Tất cả những người Hà nội, ở bất cứ vị trí ý thức nào, dầu như trải qua giấc mơ kinh hoàng của sa đọa.
SẤN KHẤU là một trong những khía cạnh rất nhỏ của Hà nội 53. Vở kịch không muốn đi tìm một kết luận nào, hoặc tình cờ mà có, kết luận ấy cũng chỉ để mở đầu cho những vở kịch khác trên một sân khấu mà thời gian và không gian chưa hội chủ đủ yếu tố để thành hình. -
Tâm Sự Kẻ Sang Tần
Truyện Kịch Thơ VH Miền Nam Trước 75
Vũ Hoàng Chương
TÁC GIẢ xuất bản 1961CHAPTERS 4 VIEWS 1941
Trong một phủ đệ lộng lẫy nơi Thái tử Đan tiếp đón và thù phụng hào kiệt bốn phương. Mở màn lên Kinh Kha ngồi một mình.
Kinh Kha
Nửa đời luân lạc, buồn thay
Trai thời loạn vẫn trắng tay cơ đồ!
Lênh đênh Tề Nguỵ
Ra Sở vào Ngô
Nào mây Vu Giáp trăng Tần Lĩnh
Nào gió Tam Giang sóng Ngũ Hồ!
Có nghe chăng Kinh Kha:
Bẩy nước anh hùng đàm tiếu?
Nửa đời, ngươi bôn ba
Nửa kiếp, ngươi không nhà
Tay trắng hoàn tay trắng
Kinh Kha hề Kinh Kha!
Lại thấy chăng, Hàm Dương sôi lửa máu
Trăm nghìn cay đắng nỗi lương dân?
Bao thảm khốc dưới bàn tay dâm hậu
Và đứa con hoang của nước Tần!
Doanh Chính tàn bạo
Lòng tham mưu sâu;
Thôi rồi vương đạo
Còn chi nửa đâu!
Hoạ diệt vong đè sáu ngã chư hầu…
Đủ nanh vuốt, ngày nay Tần bạo chúa
Sắp hung binh dầy xéo đất Yên bang;
Chiều hôm qua lời nói của Điền Quang
Thực đã khiến lưỡi gươm này phẫn nộ -
Thành Cát Thư Hản
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Vũ Khắc Khoan
QUAN ĐIỂM xuất bản 1961CHAPTERS 5 VIEWS 5174
Tiền bán thế kỷ thứ XIII. Trong một cái quán dựng tại thượng-lưu sông Hoàng-hà, nơi ngã ba biên giới Tây Hạ và những con đường sa mạc mênh mang, quán tạm trú của khách bốn phương dừng chân sửa soạn những cuộc viễn hành.
Chính giữa quán, phía trong cùng, là cửa ra ngoài, khép kín. Đồ đạc thô sơ: một vài chiếc ghế gỗ vây quanh một đống lửa.
Màn mở lên vào một buổi tối cuối đông, bóng đêm mênh mang, tiết trời giá lạnh — tuyết sắp tan ở những đỉnh núi miền Tây.
Người chủ quán bó gối ngồi lặng tại một gốc lều. Quanh đống lửa là ba người khách bộ hành, ánh lửa chập chờn lồi lõm trên những khuôn mặt sạm đen.
Tiếng củi nổ ròn tan, tiếng gió rít lọt kẽ cửa, không khí gian quán tĩch mịch, ấm cúng. Yên lặng kéo dài một lát, rồi... -
Thư Sinh
Truyện Kịch Thơ VH Miền Nam Trước 75
Minh Đức Hoài Trinh
SÁNG TẠO xuất bản 1965CHAPTERS 2 VIEWS 87
Cảnh nhà nghèo của một thư sinh, một bàn gỗ, một ghế, vài bức mành, một giường tre.
Đàn Tì Bà treo trên tường. Trên bàn : sách vở, nghiên bút .
Thư sinh đầu vấn khăn nho sinh , mình mặc áo vải.
Hai người đẹp mặc xiêm y cổ trang. -
Tống Tửu Đơn Hùng Tín
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Lưu Quang Mùi
CHAPTERS 8 VIEWS 27
VƯƠNG THẾ SUNG nói : Từ thập bát phan vương khởi loạn, nơi Lạc Thành chiếm cứ xưng vương, đã mấy phen đại bại, nhắm trong thành hết tướng đại tài, Lạc Dương phải có ngày lâm hại.
QUÂN báo : Dạ, dạ
VƯƠNG THẾ SUNG : Chi ?
QUÂN nói : Dạ, quan Thống sự trở loéng đầu giặc, Thài tử Ngao Ngư tử tại chiến trường, nơi vòng binh tôi thấy đã tường, nên phải báo lại minh chủ. -
Trái cây Đau Khổ
Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75
Doãn Quốc Sỹ
SÁNG TẠO xuất bản 1963CHAPTERS 4 VIEWS 3913
Chúng ta gặp Tây phương đầu thế kỷ này, học ở họ lối nhìn thẳng về phía trước như con ngựa bị che mắt. Chúng ta quên nhìn lên vòm trời xanh mãi mãi trên đầu như ông cha xưa.
Với Doãn Quốc Sỹ, thế giới Kịch tan rời. Anh là nhà văn trong sáng, nhà văn sung sướng, nhà văn của hạnh phúc. Anh không hỏi và anh chỉ trả lời. Câu trả lời của anh rõ ràng: Kịch không tồn tại, chỉ còn Nghệ Thuật - năng lực mầu nhiệm của con người mà Doãn Quốc Sỹ không một chút hoài nghi. Câu trả lời của anh còn có nghĩa một sự tin tưởng của anh rằng thời đại này vẫn có thể trở thành khởi điểm cho một cuộc tiến hóa.
Trong u ám chật chội của hoài nghi, khắc khoải, thất vọng, vòm trời vằng vặc của Doãn Quốc Sỹ xuất hiện như một khoảng xanh cần thiết. -
Trong Khi Chờ Godot
Truyện Kịch Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Samuel Beckett - Mai Vi Phúc dịch
KỶ NGUYÊN xuất bản 1969CHAPTERS 2 VIEWS 15788
Trong khi chờ Godot được trình diễn ngày 5 tháng Giêng 1953 trên sân khấu Théâtre Babylone, do Roger Blin đạo diễn với thành phần diễn viên dưới đây:
Estragon: Pierre LATOUR
Vladimir: Lucien RAIMBOURG
Lucky: Jean MARTIN
Pozzo: Roger BLIN
Một gã thiếu niên: Serge LECOINTE -
Tục Lụy
Truyện Kịch Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 5 VIEWS 11473
Khi kéo màn lên, ba nàng vừa tắm xong và đã mặc xiêm áo. Ba bộ cánh lông trắng để bên bờ suối,
Nhã Tiên : Tắm xong rồi, bây giờ chúng ta về thôi chứ.
Diễm Tiên : về làm gì vội.
Thi Tiên : Phải đấy, hai chị ạ : về làm gì vội. Nay gặp tiết xuân đầm ấm, ở hạ giới trăm hoa đua nở khoe tươi, ta hãy dốn lại một lát, để cùng nhau ngoạn cảnh đã.
Nhã Tiễn : Nhỡ gặp người phàm tục.
Diễm Tiên : Đỉnh núi này cao vòi vọi nó leo sao lên được tới đây ?
Nhã Tiên : nhút nhát — Nhưng ở trên cung Ngọc Hoàng mong đợi. Nhỡ về trễ. Ngài quở phạt thì sao ?
Diễm Tiên : cười khanh khách — Ngài quở phạt thì chị em ta kêu van.
Nhã Tiên : Nay đến phiên em hầu nước, thôi em xin về trước.
-
Xuân Hồng (Còn tiếp)
Truyện Kịch
Nguyễn Huy Thiệp
CHAPTERS 6 VIEWS 6114
Kịch Xuân Hồng dùng "điển cố" Sở Khanh - Tú Bà thiên niên hóa qua các nhân vật Phàn Khoái - Từ Thực và hiện đại hóa với những Tâm - Xuân - Lan - Thúy, Nam Triều Tiên, Sida, íô la, Mác, Rúp... Xuân Hồng gồm cả hai khía cạnh: phi lý và huyền thoại trong kịch hiện đại. Dựa trên sử thoại (Lưu Bang - Phàn Khoái) và thi ca (Sở Khanh - Tú Bà) để thiết lập một nhà nước bán dâm hiện đại: Thúy Kiều tân thời tên là Thanh Tâm (phụ bản của Tài Nhân chăng?) là một sản phẩm tiền chế, hợp kim linh tinh các giá trị lớn lao: một nhà văn hóa, một nhà đạo đức, một tâm hồn Bố già, một cơ thể Hằng Nga, một tấm lòng vàng cô Tấm, và... một máy in tiền... Tất cả được "ngộ" vào một tâm hồn trong trắng, một tấm thân ngà ngọc, tạo nên "khối vàng ròng" dứ khách chơi hoa, một giá trị văn hóa điếm cách Việt để rút "tinh lực của toàn cõi nhân gian" - "một cõi nhân gian bé tí".