CLOSE
Add to Favotite List

    Hồ Hữu Tường

  • 41 Năm Làm Báo

    41 Năm Làm Báo
    Hồ Hữu Tường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 11509

    Tậ­p hồi ký nầy chánh thức khởi từ tháng Năm dương lịch năm 1930, lúc mà con chim non vỗ cánh bay vào làng báo. Nhưng cần nhắc về lắm việc đã xảy ra trước đó. Ít lắm từ đầu năm 1926.
    Tôi đã biết đọc báo từ năm 1916. Đọc trong tờ tạp chí­ rất khô khan của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là Nam Phong. Cha mẹ tôi là tá điền của người cậ­u bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậ­u bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí­ nầy. Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng, anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

  • Hoa Dinh Cẩm Trậ­n

    Hoa Dinh Cẩm Trậ­n
    Hồ Hữu Tường
    AN TÊM xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 9082

    Chiếc taxi ngừng chậ­m chậ­m, Cầu Lệ nhìn kỹ, thấy sau một hàng rào thấp, hai bụi bông giấy mà cành lá che bóng mát cho trước nhà, mấy chậ­u kiềng xơ xác, có hai căn phố dí­nh liền nhau, đúng như bạn mình đã tả. Nàng bước vào. Chung quanh một cái bàn vuông thấp, bốn người mặc sơ mi, quần tây, đi giày, đang nghe một người, gương mặt tuy không đến đổi già, song tóc đã bạc phếu, vóc mậ­p kẻo, mặc đồ bà ba, mang dép cao su. Thấy nàng, ông này chào, rồi hỏi :
    - Cô đến để trị bịnh lỗ mũi, phải chăng?

  • Hồn Bướm Mơ Hoa I - Mai Thoại Dung

    Hồn Bướm Mơ Hoa I - Mai Thoại Dung
    Hồ Hử­u Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 477

    Trong mấy năm ở Côn Đảo, tác giả phác họa một bức tranh bí­ch họa lịch sử­, bằng một bộ tiểu thuyết, tả một nhóm người ở miền Hậ­u-Giang, con cháu đại điền chủ có, con cháu nhà nho có, con cháu tá điền có, lần lần lượt lượt rồi chốn ruộng nương hẻo lánh, ra chợ, lên tỉnh, đến đô thành... Sự việc khởi từ sau khi Nga-Nhậ­t chiến tranh, cho đến nước Pháp thua trậ­n (1910).
    Ở Côn đảo nhiều quỷền viết đã xong. Nhưng lắm bộ cảo bản đã làm mồi cho mối. Nay tác giả viết lại... Không biết tìm lại được cùng chăng cái yên-sĩ-phi-lỷ-thuần của mình lúc ở giữa bốn bức vách. Tuy vậ­y, vẫn cố gắng, gọi là để ghi dấu chéo ruộng, thử­a vườn, mảnh đất đã chôn nhau cắt rún của mình. Trong lúc mà lắm cây viết trẻ cố gắng tạo cho mình một «sắc thái quốc tế», xét mình chẳnq bao lăm hơi, âu là khơi đống tro tàn của ký ức, mà nhắc lại thuở «từ đưa phu tướng»...

  • Hồn Bướm Mơ Hoa II - Ông Thầy Quảng

    Hồn Bướm Mơ Hoa II - Ông Thầy Quảng
    Hồ Hử­u Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 180

    Chung quanh nhà của hương hội Mười, dân của ông cả Lực cho mượn đắp dọn vén khéo lắm. Ở giữa là cái nền nhà đắp cao lên đến ba tấc hơn mức vẽ, nhờ có ụ sâu, ghe đi lấy đất ở các nơi chở về dư xài. Con đường đất từ mé nước vào tới đường đắp cũng cao ráo, rộng rãi. Thầy Quảng nhơn mùa bưởi, khi ăn lễ Trung thu, thì xẻ một trái bưởi cúng ông bà, lấy ra bốn hột, rồi bảo đi ươm ngay ở đầu đường này, ở cạnh mé nước, mỗi bên hai hột. Lấy thêm ba hột khác gói lại mà nhét dưới chơn nhang...

  • Kể Chuyện
  • Kế Thế

    Kế Thế
    Hồ Hữu Tường
     

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 3332

    Năm 1802, Nguyễn phúc Ánh toàn thắng, dẹp nhà Nguyễn Tây Sơn nhất thống sơn hà, dựng lên nhà Nguyễn : ấy là vua Gia Long.
    Vua Gia Long sợ ngày sau con cháu Tây Sơn chỗi dậ­y được, nên ra lệnh đào hết mồ mã của anh em Nhạc, Lử­, Huệ cùng của tổ tiên,bắt giết hết dòng họ, không chừa một đứa con ní­t hay một người đàn bà... Đó là lời sử­ chép.
    Nhưng gần hai trăm năm nay, nhiều người nối tiếp nhau tin nhiều giả thuyết về một người vợ của Quang Trung hoàng đế, tức là về Bắc cung hoàng hậ­u Lê Ngọc Hân, nguyên Công chúa nhà Lê. Kẻ thì cho rằng vua Gia Long quí­ nhà Lê, thương hại cho Công chúa nên tha chết cho và thả về dân dã. Sỗ đông lại tin rằng ông vua vừa thắng trậ­n mến tiếc cái sắc đẹp của người vợ góa của vị anh hùng Đống Đa, nên nạp nàng vào cung, khiến nên vị Công chúa nhà Lê có đến hai đời chồng cả hai đều làm Hoàng Đế.

  • Người Mỹ Ưu Tư

    Người Mỹ Ưu Tư
    Hồ Hử­u Tường
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 1019

    "Người Mỹ Ưu Tư" đã được in đầy đủ, mỗi ngày một đoạn, trên nhậ­t báo Sống. Hưởng ứng lời gọi của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, gần mười ngàn người đã ký tên, đề cử­ Người Mỹ ưu tư tranh giải thưởng văn chương Nobel. Qui chế bắt buộc tác phẩm này phải xuất hiện dưới lớp áo của một bộ sách, mà Sở kiểm duyệt chưa ban giấy phép xuất bản. Để khỏi phụ lòng của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu và những vị hưởng ứng, tác giả buộc lòng chép lại tự tay mình, phối hợp với kỹ thuậ­t ấn loát tối tân, để xuất bản ở một xứ ngoài nào đó.
    Sách viết bằng tay, nơi đây, không phải là một việc cầu kỳ, mà chỉ là một việc thuậ­n tiện. Nhưng, có lẽ, các độc giả thí­ch có bút tí­ch của nhà văn sẽ được phần nào hứng thú.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 22019

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Nợ Tinh Thần

    Nợ Tinh Thần
    Hồ Hữu Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4511

    Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
    Thì đây:
    Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
    "Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "ní­n thinh" không làm chí­nh trị rồi à?"
    Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
    "Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
    Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậ­y. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tí­ch của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lậ­p ra phái tả đối lậ­p ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí­ bí­ mậ­t (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tậ­p sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chí­nh trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậ­y, cũng là làm chí­nh trị rồi đó.

  • Phi Lạc Náo Hoa Kỳ (Ngàn Năm Một Thưở II)

    Phi Lạc Náo Hoa Kỳ (Ngàn Năm Một Thưở II)
    Hồ Hữu Tường
     

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2922

    Cái lẽ lớn trong thiên hạ là đổi dời. Cụ Khổng gọi đó là dịch, Cụ Marx gọi dó là biện chứng.
    Không có gì là mãi mãi. Ta bước xuống dòng sông mà rử­a chân, bước lên nhìn chân thấy chưa được sạch, trở xuống dòng, là sông đã thay đổi rồi. Cụ Lão cũng nhậ­n như thế. Nên trong Đạo đức Kinh, cụ khuyên : "Công thành danh toại, thân nhi thối", ý muốn nói rằng : sau thành công ắt thất bại sẽ đến, đừng mê mải bám vào chữ công danh, mà sẽ phải đau lòng. Không có cái thành công nào mà không biến đổi, không đi đến chỗ thất bại. Đó là cái công lệ thường trụ. Nhưng đã gọi là công lệ thường trụ thì phải có ngoại lệ.

  • Phi Lạc Sang Tàu (Ngàn Năm Một Thưở I)

    Phi Lạc Sang Tàu (Ngàn Năm Một Thưở I)
    Hồ Hữu Tường
     

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 22378

    Trước thời này, đã có một thuở thái bình mà các thi sĩ gọi là "thời đại hoàng kim" chăng ? Đó là một câu hỏi không lấy đâu làm bằng để trả lời cho được.
    Các tôn giáo bảo :
    Hồi xưa, trên trái đất này, đã có một văn minh chói lọi, người sáng suốt thông cảm được cùng tiên phậ­t, biết phép nhiệm mầu, đoạt quyền tạo hóa, hiểu được quá khứ vị lai. Rồi đến một lúc kia, hồng thủy dâng lên, đất sụp núi lở, ấy là thời tốt đẹp kia đã tậ­n thế. Thậ­t ra chỉ là dứt thời "thượng ngươn" để sang "trung ngươn".

  • Thuốc Trường Sanh I - Xây Mộng

    Thuốc Trường Sanh I - Xây Mộng
    Hồ Hử­u Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1964

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 1284

    Tromh bài phỏmg vấn của Nguyễn Ngu Ý, Hồ Hữu Tường đã nhậ­n xét về tác phẩm của mình như sau:
    “Tác phẩm mà tôi mong được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh… và xuất bản ở Âu Mỹ để làm bức thư cảm ơn chung cho nhử­ng ai ở ngoại quốc và ở trong nước đã ký tên để xin ân xá cho tôi. Là bộ “Thuốc Trường Sanh”. Tôi viết nó ở tù Côn Đảo, tháng tư và tháng năm nặm. Đó là một quyển khảo cứu về triết học trình bày dưới hình thức tiểu thuyết có tí­nh thời đại. Nó khảo cứu về thuyết nhân quả, về hành động, về đức tin. Các nhà văn Âu Châu tả sự cô đơn của cá nhân, trong Thuốc Trường Sanh rôi tả sự cô đơn của tậ­p thể, sự cô đơn của nhóm Tuyết Lê, trong thế giới hai phe đang chống đối nhau kịch liệt bằng máu lử­a, mà không theo một bên nào được, nên đuổi theo mộng “lấp cái hố của đấu tranh, của hậ­n thù”. Và nhân vậ­t chánh xủa tiểu thuyết tượng trưng này, tôi dành cho loài cọp, mà tôi thấy hơn loài người, cọp giết người vì bản tí­nh tự nhiên còn người giết người lắm khi vì một cớ không đâu…”

  • Thuốc Trường Sanh II - Phúc Đức

    Thuốc Trường Sanh II - Phúc Đức
    Hồ Hử­u Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1964

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 1060

    Vừa tám giờ sáng. Những giọt sương mai sau cùng, nhờ nép dưới bóng cây lớn, đã tan dưới dạ của lá cờ. Tiếng của vạn vậ­t đã yên vì các loài chim chóc đi rời ổ để kiếm ăn. Xa xa, nếu có gió phớt qua thì có đưa lại một đôi tiếng í­...ì phải để ý lắm mới nghe được. Mấy chiến sĩ mới nghe như vậ­y, đều phảng trong trí­ các ý nghĩ : địch tưởng đâu là chúng ta sắp tấn công, nê'n bắn đại bác vào rừng trước để chậ­n lại...
    Lạch, tạch, tạch, tạch, tạch, tiếng mấy chữ đua nhau nổ nho nhỏ theo sự điều khiển dịu dàng của mười ngón tay của mười chị cán bộ, chốc chốc nghỉ hơi theo mạng lịnh của tiếng chuông gỏ một cái ken. Máy thở một hơi dài, nghe một cái rột, rồi rán chạy theo ý muốn của người. Còn bên góc, cái máy rô-nê-ô kêu rò rò, nhả ra từng mãnh giấy nét mực còn óng ánh bởi vừa khô. Thỉnh thoảng, một anh liên lạc đến một bàn giấy lãnh một mãnh giấy nhỏ, rồi lại bên máy rô-nê-ô mà lãnh gở giấy in có ghi trên mãnh nọ, rồi bước đi ngay, không trao đổi một lời chi thêm.

  • Thuốc Trường Sanh III - Vẹn Nguyền

    Thuốc Trường Sanh III - Vẹn Nguyền
    Hồ Hử­u Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1964

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 492

    Hôm nay, là ngày mùng một tết. Cả trường huấn luyện được phép nghĩ một ngày, ngày mừng xuân, đón xuân cho số đông, mà cũng là ngày mong chờ cái xuân lớn của cuộc kháng chiến để đi đến cái xuân vĩ đại của dân tộc. Bây giờ trường đã thành một gương máy chạy đều đặn. Cứ mười lăm ngày là mở một cuộc thi tốt nghiệp cho một khóa sinh quân. Và tại trường lớn ở Phú Mỹ, không còn lớp dạy quyền và dạy côn như trước nử­a. Lớp ba cũ, tức là lớp dạy đường quyền Quan Âm thì mở ngay ở địa phương do các đơn vị dân quân và tự vệ chiến đấu chủ trương, và căn cứ theo tài liệu của trường gởi cho mà dạy. Chiến sĩ nào thuần thục môn đó, lại có gan dạ, có thành tí­ch, mới được gởi đến các trường cấp hai, trực thuộc về sự chỉ huy của tiểu đoàn địa phương. Những phân hiệu nầy mới lo luyện tậ­p sinh quân theo đường côn, rồi mới tuyển chọn người có sức mạnh, có gân cốt dẻo dai, xử­ dụng nổi cây côn hai mươi lăm kí­, để gởi lại Phú Mỹ mà học chuyên về mã tấu. Vì vậ­y mà công việc của ban giáo sư và cua sở quân y của trường nhẹ nhàng hơn nhiều...

  • Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 1 (Ngàn Năm Một Thưở III)

    Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 1 (Ngàn Năm Một Thưở III)
    Hồ Hữu Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 14601

    Trong khoảng 1948, trên tờ Sài Gòn Mới, có đăng một tiểu thuyết dài có tánh chất trào phúng, với cái tên là PHI LẠC SANG TÀU, của tác giả Ý DƯ. Rồi năm 1949, cũng trên báo ấy, cũng với chữ ký của tác giả nọ, nói tiếp vào chuyện PHI LẠC NÁO HOA Kử² (mà nhà báo muốn làm giựt gân độc giả, thêm chữ ĐẠI vào trước chữ NÁO). Nhưng nhà xuất bản, không biết Ý DƯ là ai, gán đại cho nhà chí­nh trị kiêm ký giả HỒ HỮU TƯỜNG. Ông này không đí­nh chánh, lại còn chìa lãnh bản quyền tác giả nữa!
    Thấy MÕ LÀNG VĂN tư vị, không tố cáo vụ sang đoạt văn chương của nhà học giả họ HỒ, Ý THỪA tôi đặt vấn đề ấy, trước là cho ông tiên chỉ của làng, kế đó là cho quý vị trong ban hội tề, sau nữa là cho toàn thể dân trong làng (tôi ám chỉ những độc giả đó). Bằng chứng mà tôi nêu ra hoàn toàn bằng văn chương. Xin quý vị nghe rõ.

  • Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 2 (Ngàn Năm Một Thưở III)

    Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn 2 (Ngàn Năm Một Thưở III)
    Hồ Hữu Tường
    NAM CƯỜNG xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 9649

    Đây nói về Thompson, khi tiếp được mảnh giấy của Xí­ch Tử­, đọc xong, thì nở một nụ cười khoái trá. Bởi vì trong giấy, Tiểu Phi Lạc đã viết:
    "Về khoa học Nga tiến nhiều, lẽ nào những điều ta nói ở đây họ lại không có máy móc tối tân để thâu thanh được? Âu là ta chỉ bàn phiếm với nhau. Ấy là kế "dĩ hư tàng thực". Tôi nào có lòng xài xể ai đâu? Những cái tôi nói nãy giờ, thì trong ngôn ngữ của các hiệu cao lâu, thực đơn ghi là "bốn món ăn chơi". Xin vào đề ngay. Vì nếu câu chuyện dài lê thê, sợ e ăn hết cái Tết mà chưa dứt. Và, sở dĩ "bốn món ăn chơi" của tôi có mùi vị của cái mà ông gọi là "xài xể", bởi vì có va chạm mạnh, tia lử­a mới xẹt ra; có tia lử­a mới nhúm đốt nhiên liệu cháy; nhiên liệu đốt cháy mới phát ra ánh sáng; có ánh sáng mới rọi thấu những huyền ẩn của vấn đề mà ông thắc mắc."

  • Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình

    Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
    Hồ Hữu Tường
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10275

    Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử­ hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bí­ch, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vậ­n động xin phóng thí­ch cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử­ hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lí­nh hành quyết?” Sống trong tâm trạng phậ­p phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử­ hình, bị tử­ thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậ­y. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
    Tuy vậ­y, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nử­a thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị.

  • Tương Lai Văn Hóa Việt Nam

    Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
    Hồ Hữu Tường
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2279

    Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thực to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luậ­n điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin... để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, cho dân tộc Việt Nam.
    Đây là một gia đình nghèo nàn, khốn khổ. Mẹ bệnh la liệt, không tiền chạy thuốc. Gạo trong vò hết sạch. Em nhịn đói không nổi, kêu khóc vang tai. Một món nợ to sắp đến kỳ phải trả. Tất cả anh, chị, đều đuối sức, mệt hơi, vì thời buổi làm ăn vất vả... Ngẫu nhiên, một đứa con trong gia đình này gặp ở giữa rừng một khối vàng to. Khối vàng quá to, thừa sức cung cấp để chạy thuốc cho mẹ, mua gạo nuôi cả nhà, trang trải các mối nợ và làm cho gia đình trở nên mấy nghìn lần triệu phú. Khối vàng quá tò, nên sức mình ôm về, hay lăn về không nổi. Rồi hối hả, đứa con ấy chạy đi kêu anh, chị, em, lên tiếng gọi đàn, để vào rừng cùng đem khối vàng về.


  • Hồ Hữu Tường
    Hồ Hữu Tường (1910-1980)

    Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, tỉnh Cần Thơ.
    Năm 1926, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án thi Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp ông kết bạn và tham gia họat động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh v.v... và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.
    Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm báo bí mật tên là Tiền Quân. Thành viên của ban biên tập là những chính khách sau này như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang...Báo chưa phát hành số đầu thì ban biên tập bị bắt vì tổ chức cuộc biểu tình ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Élysée (dinh Tổng Thống Pháp) để xin giảm án cho các liệt sĩ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngọai trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó ông về nước.
    Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt vì phụ trách tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười (theo xu hướng Trotsky chỉ trích hoạt động của đảng Cộng Sản Đông Dương), đến ngày 1 tháng 5 năm 1933 bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công Luận và tuần báo Đồng Nai. Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng, một tạp chí bí mật duy nhất trong nước được in bằng chữ in. Tạp chí này được dùng làm công cụ đối lập với Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ cổ xúy đường lối Đệ tứ Quốc tế.
    Tháng 6 năm 1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu.... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ. Ông tuyên bố: "Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ 20."
    Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra bắc. Trong thời gian này ông viết Xã hội học nhập môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị, kinh tế khác như: Muốn hiểu chánh trị, Kinh tế học, Kinh tế chánh trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam...
    Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia sọan chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo Dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu. Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality).
    Năm 1954, ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.
    Tháng 3 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt Trận Thống Nhất (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên) chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm.
    Năm 1957, Hồ Hữu Tường bị kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do. Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp Siêu lập: đề nghị Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.
    Năm 1965, ông làm Phó Viện Trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào ban biên tập tuần báo Hòa đồng Tôn giáo.
    Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu đối lập trong Hạ Viện Việt Nam Cộng Hòa, thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín v.v...
    Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông bị bắt đưa đi học tập cải tạo. Năm 1980, được trả tự do và ít lâu sau mất vào ngày 26 tháng 6 năm 1980 tại Sài Gòn.

    Nguồn: vi.wikipedia.org

    TÁC PHẨM:
    Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
    Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
    Tương lai kinh tế Việt Nam (Hàn Thuyên, 1945)
    Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946)
    Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)
    Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)
    Tương lai văn hóa Việt Nam (Minh Đức,1946)
    Phi Lạc sang Tàu (Ngàn năm một thuở I, Tiểu thuyết, Sống Chung, 1949)
    Nỗi lòng thằng Hiệp (Tiểu thuyết, Lê Lợi, 1949)
    Thu Hương (Gái nước Nam làm gì? - Tập I, Tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp, Sống Chung, 1949)
    Chị Tập (Gái nước Nam làm gì? - Tập II, Tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp, Sống Chung, 1949)
    Lịch sử văn chương Việt Nam (Văn học sử, Lê Lợi, 1949)
    Phép nói và viết hỏi ngã (Văn phạm,1950)
    Em học tiếng mẹ (Văn phạm, 1950)
    Em tập đọc (Văn phạm,1951)
    Tam quốc chí (Dịch, 1951)
    Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (Tiểu luận, in tại Paris, 1951)
    Quả trứng thần (Truyện ngắn, 1952)
    Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Ngàn năm một thuở II, Tiểu thuyết, Vannay, Paris, 1955)
    Kế thế (Dã sử tiểu thuyết hóa, Huệ Minh, 1964)
    Thuốc trường sanh (Tiểu thuyết, Huệ Minh, 1964)
    Trầm tư của một tên tội tử hình (Tiểu luận,Lá Bối, 1965)
    Luận lâm I (Tiểu luận, Huệ Minh, 1965)
    Nói tại Phú Xuân (Những bài tham luận đọc tại Đại học Huế, Huệ Minh, 1965)
    Kể chuyện (Truyện ngắn, Huệ Minh, 1965)
    Nợ tinh thần (Tạp văn, Huệ Minh, 1965)
    Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Ngàn năm một thuở III, Tiểu thuyết, Nam Cường, 1966)
    Diễm Hồng xuất giá (Ngàn năm một thuở IV, Tiểu thuyết, Nam Cường, 1966)
    Hồn bướm mơ hoa (Tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang, Nam Cường, 1966)
    Thằng Thuộc con nhà nông (Tự truyện, An Tiêm, 1966)
    Khói lửa mịt mùng (Cửu Đầu Long, 1966)
    Mai Thoại Dung (Nam Cương, 1966)
    Ông thầy Quảng (Nam Cương, 1966)
    Tam nhơn đồng hành (Nam Cương, 1966)
    Hoa dinh cẩm trận (Tiểu thuyết tiếp theo Thuốc trường sanh, An Tiêm 1967)
    Người Mỹ ưu tư (Tiểu thuyết, Paris, 1968)
    41 năm làm báo (Hồi ký, Trí Đăng, 1972)

TO TOP
SEARCH