CLOSE
Add to Favotite List

    Sơn Nam

  • 26 Truyện Ngắn Sơn Nam
  • Bà Chúa Hòn

    Bà Chúa Hòn
    Sơn Nam
    KỶ NGUYÊN xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 23058

    Cậ­u Hai Minh hơi xúc động. Mấy tháng qua, cậ­u chỉ lân la với mấy nàng hầu thiếp ở trong phòng kí­n đáo, toàn là những cô gái ăn mặc sạch sẽ và ốm yếu mảnh khảnh. Cô Ngó đúng là một pho tượng, căng đầy nhựa sống. Cậ­u Hai cầm ngọn đuốc, đến gần. Cô lí­nh quýnh, bước ra giữa dòng. Cậ­u với tới, nắm tay cô mà kéo lại:
    - Lên bờ cho vui. Tôi đã nói là cứ tự nhiên. Tôi tới đây để tìm cái... tự nhiên mà.

  • Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Củ

    Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Củ
    Sơn Nam
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 20 VIEWS 47708

    Đọc "Biển Cỏ Miền Tây & Hình Bóng Củ" càng thấm thí­a dư vị chân chất, mộc mạc nhưng rất đỗi thân thương của đất và người Nam Bộ. Tưởng tượng là dân Nam Bộ thì vỗ đùi đánh đét mà khen. Dân Bắc Bộ, Trung Bộ thì tò mò, thèm thuồng được một lần Hành phương Nam, mà nhâm nhi, mà tậ­n hưởng cái bao la hồn hậ­u của đất và người Nam Bộ. Đây cũng là một trong những tậ­p sách của nhà văn Sơn Nam được in rất trang trọng.
    Từ thậ­p niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam bộ. Ông không những là một nhà văn, mà còn được đánh giá cao như một nhà Nam bộ học, một nhà văn hoá. Thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc vẫn giữ lại chân dung thuần hậ­u của Sơn Nam - một nhà văn Nam Bộ với tí­nh cách đặc biệt Nam Bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, với văn hoá Nam Bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi.

  • Cá Tí­nh Của Miền Nam
  • Chuyện Xưa Tí­ch Củ

    Chuyện Xưa Tí­ch Củ
    Sơn Nam - Tô Nguyệt Đình
    RẠNG ĐÔNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 226 VIEWS 4819630

    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là một tậ­p sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thậ­t quen thuộc như đã từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tí­ch Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sử­a chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phí­a Bắc, do đó tậ­p sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
    Đây là tậ­p sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tậ­p cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tí­ch Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là món quả nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.

  • Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn

    Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 324

    MIỆT VƯỜN là xưng danh sẵn có.
    Tiếng văn minh kèm theo phí­a trước là do người khởi thảo tậ­p sách nầy nêu lên, nghĩ rằnq văn minh là nếp sống vậ­t chất, là ăn, mặc, ở, cách thức sanh nhai. Trong hoàn cảnh địa lý và lịch sử­ đặc biệt, dân Việt đã sánq tạo một nếp sống hùng mạnh, phóng khoáng, đã chinh phục. Lẽ dĩ nhiên. Nếu người Tây Ban Xha, người Nhựt, người Lào. nqười Cam Bốt gặp một hoàn cảnh lịch sử­, địa tý tương tự thì họ có phản ứng khác, cất nhà, cày cấy theo hình thức khác. Vì họ không nằm ở trong nguồn văn minh Việt Xam.

  • Gốc Cây, Cục Đá Và Ngôi Sao

    Gốc Cây, Cục Đá Và Ngôi Sao
    Sơn Nam
    VĂN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 704

    Chơi kiểng là một cái í­ hói. vậ­y thôi.
    Người tham lam, người hung ác vẫn chơi kiểng. Người hiền lành, yếu thế cũng chơi kiểng. Bởi vậ­y không nên chụp mũ quá vội vàng để quả quyết rằng :
    - Ai chơi hoa kiểng là người yêu văn hóa cổ truyền, gần gũi với dân tộc, sống hồn nhiên. Và ngược lại, ai ghét kiểng là người mất gốc, xa lìa cội rễ Đông Phương.

  • Hồi Ký Sơn Nam - Từ U Minh Đến Cần Thơ
  • Hương Rừng Cà Mau

    Hương Rừng Cà Mau
    Sơn Nam
    PHÙ SA xuất bản 1962

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 106309

    Ở hòn Cổ Tron giữa vời vịnh Xiêm La này, ông Tư Thông cơ hồ quên cả loài người và loài người cũng hầu như quên rằnh mình có một đồng lại ở ngoài mỏm đá chơi vơi kia. íiều ấy, chúng ta không nên trách ai cả, chẳng qua là... hải giác thiên nhai. Không lẽ ông phải vượt bốn mươi cây số đường biển để tới công sở Lại Sơn, bên Hòn Rái mà trình diện. Chí­nh quan chủ quậ­n Châu thành Rạch Giá còn ngán đi kinh lý đến làng Lại Sơn! Từ dinh quậ­n của ông đến công sở làng í­t nhứt cũng là năm chục cây số đường hải đạo mênh mông sóng cồn. Mấy chiếc “ca nốt” oai hùng trong sông rạch chỉ là cái vỏ trứng vịt giữa biển. Nhà nước thuộc điạ nào chú ý đến việc cung cấp tàu đồng, tàu sắt để quan chủ quậ­n đi cai trị dân! Không lẽ ông quậ­n lại cưỡi ghe bầu hằng trăm cây số. Vả lại ghe bầu nào phải như chim trời mà bay thẳng một dường ngay. Ghe chạy theo đường gày. Ngoài biển khơi, đường gãy là đường gần nhất giữa hai điểm cách nhau; cái khoảng gần trăm cây số trên kia kéo dài gấp ba, gấp bốn.

  • Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam
  • Người Bạn Triệu Phú

    Người Bạn Triệu Phú
    Sơn Nam
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 20412

    Tối hôm ấy — tối thứ ba (chi tiết này rất quan trọng) — đâu vào khoảng 7 giờ, tôi đi lang thang trên đường Huỳnh Quang Tiên với ý định thăm viếng một người bạn thân thiết. Rủi thay khi tôi đến thì bạn vừa ra khỏi nhà chừng năm ba phút.
    Tôi đứng dưới gốc cây, hút thuốc với vẻ mặt sầu tư của con người cô độc. Thời giờ còn dư nhiều quá, giết nỏ bằng cách nào bây giờ ?
    Hút thuốc được vài hơi, tôi sực nhớ tới nhiệm vụ của mình là phải... Đứng lâu một chỗ, coi kỳ quả, tôi rão bước về phí­a mé sông Cầu Ông Lãnh. Quang cảnh hai bên hơi rộn rịp khác thường. Trẻ con đứng lố nhố, chỉ chỏ... Ngay cả những người lớn tuổi, những ông chủ nhà lầu, chủ biệt thự cũng ra ngoài sân, rời khỏi cổng, đi tới lui ngoài đường, nện từng bước khá mạnh, biểu lộ nỗi xao xuyến, bất mãn. Họ giậ­n ai vậ­y ? Thái độ dân chúng ra ngoài đường khiến tôi suy nghĩ tưởng tượng đến một biến cố...

  • Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không

    Người Việt Có Dân Tộc Tí­nh Không
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 11203

    Bàn về dân tộc tí­nh, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luậ­n vào thực tế.
    Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thí­ch sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thí­ch việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
    Bởi vậ­y, tậ­p sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô í­ch, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc - một đống xà bần - nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử­.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 23304

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Nói Về Miền Nam
  • Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam

    Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam
    Sơn Nam
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 42359

    Ngày nay ta gọi nếp sống văn hóa mới; thời xưa, gọi "thuần phong mỹ tục", nôm na là ăn ở "lịch sự" Lịch sự là nhan sắc bề ngoài nhưng còn chỉ cách ứng xử­ với người trong gia đình, dòng họ, xã hội sao cho đúng phép tắc, lễ nghĩa. Ở Chợ Lớn, từ thời Tự Đức về trước, có làng Minh Hương, nhằm qui tụ người Hoa lai Việt. Hương chức làng được quyền thu thuế, nạp cho cấp trên đúng thời hạn, ngoài ra, phân xử­ những kiện cáo lớn hỏ, đặc biệt là các ông kỳ lão do dạy dỗ người trong làng về quan ,hôn, tang tế. Bấy giờ có câu ca dao:
    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
    Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
    Trong những làng xã đã định hình, đạc biệt ở đồng bằng sông Hồng, thời trứơc có "Hương ước", đại khái, một kiểu lệ làng qui định xử­ phạt những ai ăn ở ngỗ nghịch, không tuân lệnh cấp trên, ăn nói thô tục, không tương trợ người củng thôn xóm, ngạo mạn với thần thánh.


  • Sơn Nam
    Sơn Nam (1926 - 2008)

    Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.

    Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

    Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...

    Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

    Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già Ba Tri", "ông già đi bộ", "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học".

    TÁC PHẨM:
    Chuyện Xưa Tích Cũ (1958)
    Nguyễn Trung Trực: Anh hung dân chài (1959)
    Tìm hiểu đất Hậu giang (1959)
    Hương rừng Cà Mau (1962)
    Chim quyên xuống đất (1963)
    Hình bóng cũ (1964)
    Vọc nước giỡn trăng (1965)
    Hai cõi U Minh (1965)
    Nói về miền Nam (1967)
    Truyện ngắn của truyện ngắn (1967)
    Xóm Bàu Láng (1968)
    Vạch một chân trời (1969)
    Người Việt có dân tộc tính không (1969)
    Bà chúa Hòn (1969)
    Đồng bằng sông Cữu Long (1970)
    Trời nước bao la (1970)
    Miền Nam đầu thế kỷ XX : Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân (1971)
    Gốc cây Cục đá và ngôi sao (1973)
    Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973)
    Bến Nghé xưa (1981)
    Người bạn triệu phú (1983)
    Cá tính của miền Nam (1984)
    26 truyện ngắn Sơn Nam (1987)
    Tục lệ ăn trộm (1987)
    Người Sàigòn (1990)
      Đất Gia Định xưa (1990)
    Chuyện tình một người thường dân (1990)
    Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian (1990)
    Thói chơi cây kiểng non bộ (1990)
    Bến Nghé xưa (1991)
    Theo chân người tình (1991)
    Một mảnh tình riêng (1992)
    Ngôi nhà mặt tiền (1992)
    Âm dương cách trở (1993)
    Dạo chơi (1994)
    Thuần phong mỹ tục Việt Nam (1994)
    Biển cỏ miền Tây (1995)
    Một thoáng Việt Nam (1996)
    Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam (1997)
    Tuổi già (1997)
    Danh thắng miền Nam (1998)
    Sài Gòn lục tỉnh xưa (1998)
    Ấn tượng 300 năm (1998)
    Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long (2000)
    Hồi Ký Sơn Nam - Từ U Minh Ðến Cần Thơ (2001)
    Phong trào Duy Tân ở Bá̆c, Trung, Nam (2003)
    Đình miễu và lễ hội dân gian miền Nam (2004)
    Sơn Nam truyện vừa (2005)
    Hồi Ký Sơn Nam - 20 nam giữa lòng đô thị (2005)
    Hương quê ; Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác (2006)

TO TOP
SEARCH